Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity
disorder-ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp
ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự
suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập
và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ
3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Trẻ
trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái. Ở Việt Nam theo một nghiên cứu
tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.
Tự
kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên
của cuộc đời, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong 3 lĩnh vực chính như:
tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi. Tự kỷ là một rối loạn mãn tính, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình phát triển của cá nhân (trí tuệ, hành
vi, khả năng học tập, sinh hoạt), làm giảm khả năng
thích nghi hòa nhập xã hội của trẻ, đồng thời là gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Do
vậy cần phải hiện sớm và can thiệp kịp thời để điều chỉnh hành vi và phát
triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe "là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc không có dị tật". Định nghĩa nhấn mạnh rằng sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời hạnh phúc toàn diện của một người, cùng với sức khỏe thể chất và xã hội. WHO cũng cho rằng "một tâm trí lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh" và "không sức khỏe nếu không sức khỏe tâm thần".
Việc phát hiện sớm, đưa người bệnh tâm thần đến khám kịp thời để chẩn đoán và điều trị tích cực là rất cần thiết để người bệnh sớm được ổn định, học tập và lao động như trước khi bị bệnh, nhằm làm giảm những thiệt thòi do bệnh lý gây ra.
Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập, ảnh hưởng đến nhiều mặt về sự phát triển của trẻ nhưng chủ yếu là: khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói) và có những hành vi bất thường.
Rối loạn hoảng sợ đước đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát. Cơn xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực,... Thời gian mỗi cơn khoảng 30 phút hoặc hơn. Cần phải được thăm khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần và cần thiết phân biệt với bệnh lý tim mạch, hô hấp.
Rối
loạn stress sau sang chấn là các rối loạn phát sinh như một đáp ứng trì hoãn
sau chấn thương tâm lý có tính đe doạ hoặc thảm hoạ đặc biệt, và có thể gây đau
khổ lan tràn cho hầu hết bất cứ ai, xuất hiện từ vài tuần đến vài tháng, tối đa
là dưới 6 tháng sau stress. Có thể tiến triển thuận lợi (khỏi bệnh) hoặc dao động
(tái phát tăng hoặc giảm bệnh). Một số ít có thể kéo dài và để lại biến đổi
nhân cách.
Trong các yếu tố phù hợp đáng chú ý là đặc điểm nhân cách, có vai trò lớn trong
phát sinh và tiến triển của bệnh.
Stress
là các chấn thương tâm lý rất mạnh, gây đau khổ và khó chịu cho người có liên
quan. Các chấn thương tâm lý này phải có tính chất “thảm họa” như núi lửa phun,
động đất, sóng thần, chứng kiến các trận đánh khủng khiếp có số người thương vong
rất cao, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị hãm hiếp, cái chết đột ngột của người thân…
Như vậy, stress tâm lý phải có tính chất đột ngột, vô cùng mạnh mẽ, gây ra các
rối loạn tâm thần được gọi là phản ứng stress cấp.
Bệnh Alzheimer, còn được gọi là lú lẩn tuổi già, là nguyên nhân hàng đầu của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những phần não kiểm soát sự suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ. Giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Sự xuất hiện các mảng amyloid bất thường và các đám rối sợi thần kinh trong tế bào não được xem là nguyên nhân gây ra chết tế bào não và teo não nặng nề trong bệnh Alzheimer. Yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer bao gồm: gia đình có cha mẹ bệnh Alzheimer, lớn tuổi, giới nữ, trình độ học vấn thấp, tăng cao Appolioprotein E-4 bất thường, chấn thương đầu, chế độ ăn uống không hợp lý, cao huyết áp và tiểu đường. Cần phất hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế sự tiến triển của bệnh.