Những địa phương có số ca mắc nhiều là TP.HCM, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai. Với chiều hướng này, dự kiến đến cuối năm 2011, số ca tử vong sẽ gấp 10 lần so với năm 2010.
Hiện bệnh chưa có dấu hiệu giảm trong đợt 1 và xuất hiện cả ở trẻ trên 5 tuổi. Dự báo, đợt hai sắp tới (từ tháng 9 đến 11) dịch sẽ tăng cao hơn đợt 1.
Dự kiến đến cuối năm 2011, số ca tử vong sẽ gấp 10 lần so với năm 2010.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, trong khi dịch TCM diễn biến phức tạp thì hệ thống giám sát dịch bệnh này còn nhiều yếu kém. Việc giám sát dịch tễ học được lồng ghép với 28 bệnh truyền nhiễm, giám sát vi sinh học chủ yếu lấy thông tin từ các đề tài nghiên cứu hoặc lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nặng có biến chứng, vì vậy không xác định được túyp virrus lưu hành chủ yếu trên bệnh nhân, thông tin giám sát vi sinh học không toàn vẹn và không giám sát được đặc điểm dịch tễ.
Vậy nên cần thiết xây dựng hệ thống giám sát bệnh TCM nhằm xác định sự phân bố bệnh tay chân miệng theo địa điểm, thời gian, yếu tố nguy cơ; sự lưu hành các chủng vi rút gây bệnh tại khu vực phía nam nhằm phát hiện và điều trị bệnh được tốt hơn. Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đề xuất xây dựng hệ thống giám sát dịch trong sáu năm tại TP.HCM và một số tỉnh đại diện cho ba vùng sinh thái khu vực phía Nam.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo tỷ lệ mắc TCM do EV 71 (chủng virus gây bệnh cảnh nặng) vẫn chiếm khoảng 35% trong tổng số ca mắc. Với chủng virus này, bệnh nhân dễ xảy ra các biến chứng dịch não tủy, phân trực tràng, bóng nước,...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn