Làm sao để hạn chế sự khó chịu của á sừng? (nguồn ảnh: internet) Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hoá dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hoá hết thành sừng. Bệnh thường gặp ở lòng bàn tay, chân với biểu hiện khô ráp, nứt nẻ, bong tóc da. Bệnh nặng hơn khi vào thời tiết hanh khô (ở miền Bắc thường vào tháng 9 đến tháng 1 năm sau, miền Nam vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau), phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Bạn sống ở miền Nam nên đây đang là thời điểm bệnh phát triển mạnh, để giảm đau đớn, khó chịu, bạn nên tránh để da bị bóc vảy bằng cách không nên ngâm rửa chân nhiều, chú ý giữ khô các kẽ chân, kẽ tay, sử dụng khăn mềm lau khô ngay sau khi chân, tay bị ướt.
Bạn không nên chọc nhể các mụn nước, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải… vì có thể lúc đó việc làm này khiến bạn bớt khó chịu nhưng lại làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm tấn công. Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy, khi tiếp xúc cần đeo găng bảo vệ. Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Bạn nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chữa trị tránh bội nhiễm do á sừng. Trước mắt bạn có thể bôi các thuốc dạng kem giữ ẩm. BS. Trịnh Văn Tùng (Theo SK&ĐS) |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn