Thành phần xích tiểu đậu có chất béo, albumin, sinh tố B1, B2, axit nicotinic. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu có vị ngọt, tính bình, vào kinh tâm, tiểu trường, có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ... Chữa các bệnh phù (do viêm thận mạn tính suy dinh dưỡng hoặc có thai): Cá quả 1 con (khoảng 250g), bí đao (để cả vỏ ngoài) 500g, xích tiểu đậu 60g, hành 3 cây. Cá quả đánh vẩy, rửa sạch mang và bỏ nội tạng; bí đao rửa sạch, thái miếng, đậu đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào luộc chín nhừ, không cho muối, ăn trong ngày. Đậu đỏ chữa các bệnh phù (do viêm thận mạn tính suy dinh dưỡng hoặc có thai). (nguồn ảnh: internet) Chữa sản dịch, huyết hôi ở sản phụ: Xích tiểu 100g, đường đỏ 50g, nấu nhừ lên, ăn hết trong ngày. Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tàu 50g, nhân hạt lạc 30g, đường cát 5g nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày. Chữa hầu họng, tiền âm, hậu âm lở loét: Xích tiểu đậu, đương quy lượng bằng nhau, tán (xay) thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g chiêu với nước sôi để nguội. Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo 30g, đường vừa đủ. Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi nấu sôi, hạ lửa chờ đậu mềm nhừ thì cho bo bo và gạo nấu tiếp đến nhừ cho đường vừa ngọt thành chè đậu đỏ, ngày ăn 2 lần trong nhiều ngày. Món này có công hiệu hồi phục chức năng hệ tiêu hóa, lợi tiểu. Món ăn lợi sữa, thông tiểu: Đậu đỏ 250g, vo sạch cho vào nồi đất, đổ 500ml nước nấu trong 20 phút, bỏ đậu uống nước. Cần uống liền 3-5 ngày sẽ thông sữa, tiêu phù. Món ăn thanh nhiệt trừ thấp: Đậu đỏ 50g, củ mài (hoài sơn) 50g, đường vừa đủ. Vo sạch đậu đỏ, gọt vỏ củ mài, cắt lát nhỏ. Nấu đậu đỏ sôi, sau cho củ mài nấu sôi, hạ lửa chờ đậu và củ mài nhừ thì cho đường nấu thành chè. Mỗi sáng hay chiều ăn 1 lần, có công hiệu kiện tỳ chỉ tả. Chữa béo phì: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g. Ngâm đậu đỏ 2-3 giờ bằng nước ấm, sau vớt cho vào nồi đổ nước nấu nhừ đậu đỏ, cho gạo nấu thành cháo, ăn cháo còn ấm vào lúc sáng và chiều. Chữa sỏi tiết niệu: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g, màng trong mề gà (kê nội kim) 20g phơi khô tán bột, đường trắng vừa đủ. Lấy đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khuấy đều, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình là 30 ngày. Chữa viêm thận cấp tính: Đậu đỏ 50g, cá chép 1 con, bí đao 1.000g, hành 5 cọng. Cá bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch. Đổ 5 bát nước và cho tất cả các thức nấu kỹ còn lại 3 bát nước thì uống nước canh, ăn cá, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi. Ngày ăn 1 lần, trong 7 ngày. Chữa đau lưng: Đậu đỏ 50g, vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 50g. Tất cả sắc uống chia 2 lần trong ngày, cần sử dụng vài ngày. Chữa trĩ ra máu: Đậu đỏ 250g, giấm ăn 1 lít, rượu đế vừa đủ. Cho đậu đỏ và giấm vào nồi nấu sôi lại vớt ra phơi khô. Cứ làm đi làm lại như vậy đến khi giấm hết. Đậu đã phơi khô đem tán mịn cất dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, chiêu với rượu. Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Đậu đỏ 30g, gạo tẻ 30g, đường mạch nha vừa đủ dùng. Đậu đỏ cùng gạo nấu nhừ cho đường mạch nha vào vừa ngọt, ăn hết trong ngày. Chữa đái ra máu: Đậu đỏ 30g, qua lâu 25g. Trái qua lâu đốt thành than, sau cho cùng đậu đỏ tán mịn, mỗi lần uống 2g với rượu trong 7 ngày liền. Chữa thiếu máu: Đậu đỏ 250g, sắc uống thường xuyên. Chữa viêm tuyến mang tai (quai bị): Đậu đỏ, giấm, trứng gà vừa đủ. Đậu đỏ tán mịn, dùng lòng trắng trứng hay giấm trộn thành hồ để phết lên nơi sưng đau. Tuy nhiên cần lưu ý, những người mồm họng khô, cơ thể gầy gò, sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm không nên dùng nhiều xích tiểu đậu. Người tạng nhiệt thì dùng sống, tạng hơi hàn thì sao qua. Có thể sao đen tồn tính để an thần và lợi tiểu. Việt Báo (Theo Bee) |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn