Đỉa trong hoa quả: Không có cơ sở khoa học

Thứ tư - 24/10/2012 19:36
Trước tin đồn thất thiệt trong hoa quả có đỉa, GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội khẳng định: Không có đỉa trong hoa quả. Thực chất đó là ấu trùng của côn trùng, người dân dễ bị nhầm lẫn do quá bé, hình hài giống nhau.

Ngài, ruồi xâm nhập vào rau, quả

Đỉa là một lớp thuộc ngành giun đốt. Môi trường sống của đỉa là nước. Để có đỉa con cần có đỉa trưởng thành đẻ trứng. Nếu trong hoa quả không có đỉa trưởng thành thì không thể có đỉa con. Tất cả các thông tin có đỉa trong hoa quả, sữa đều không được kiểm chứng nên gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Trong thực tế, hoa quả, rau... dễ bị loài bướm, ruồi đục quả và một số ít các loài côn trùng khác xâm nhiễm. Trừ trường hợp rau ở ruộng nước (rau cần, rau muống) có thể bị đỉa bám vào khi thu hoạch.

Bướm thường đẻ trứng lên đài hoa. Khi quả non được hình thành cũng là lúc trứng bướm nở ra sâu non tuổi 1 và chúng phân tán, đục vào bên trong quả non để sống và phát triển đến giai đoạn nhộng. Sau đó, chúng vũ hóa thành bướm chui ra ngoài quả. Nếu phát triển chậm, sâu chưa kịp thành nhộng và vũ hóa thì khi thu hoạch sẽ thấy quả bị sâu. Các lứa sâu phát triển thường trùng với thời vụ hoa quả. Đây là quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã diễn ra rất lâu dài.

Trong khi đó, loài ruồi đục quả thường tấn công vào quả lúc sắp hay vừa thu hoạch như xoài, thanh long... Đây là thời điểm quả có hàm lượng đường hóa cao, chất tananh ít hơn. Sự phát triển của ruồi ngắn, chỉ khoảng 2 tuần nên phù hợp thời gian quả thu hoạch. Trứng của loài ruồi đục sẽ nở thành dòi. Vì thế, khi thu hoạch về người dân hay thấy dòi trong quả thực chất đây là quá trình chưa phát triển hết của loài ruồi.

Ruồi đẻ trứng bằng cách dùng đốt cuối bụng chọc vào vỏ quả... Tuy nhiên, không phải loài hoa quả nào cũng bị côn trùng xâm nhập. Có một số loại quả chất tananh (nhựa chát) cao như chuối hoặc quả có vỏ dày như hạt dẻ côn trùng không dễ tấn công....

Đỉa trong hoa quả: Không có cơ sở khoa học, Tin tức trong ngày, Dia trong hoa qua, au trung, con trung, nhiem benh, ruoi de trung, thuc pham co dia, sua co dia, bac tin don, tin don, loi don, suc khoe, bao.

Người tiêu dùng yên tâm vì thực tế không có đỉa trong hoa quả như tin đồn.

Côn trùng trong thực phẩm khô

Thực phẩm khô gồm bánh, kẹo, sữa... thường bị nhóm côn trùng như ngài, mạt, ruồi, gián, kiến xâm nhiễm. Các sinh vật này gọi chung là côn trùng hại kho. Sâu có thể cắn bao bì, thậm chí cắn thủng được tấm giấy thiếc mỏng bao bọc ngoài bánh kẹo. Các con sâu có kích thước bé vài milimet và hình dáng dạng giun tựa như đỉa, nên dễ nhầm lẫn. Khi chưa trưởng thành là dạng sâu nên rất khó phân biệt với đỉa.

Sâu mọt trong thực phẩm là chuyện bình thường. Ở nước ta đã xác định có hơn 100 loài côn trùng hại kho. Ở nơi sản xuất với điều kiện nhiệt độ từ trên 500C côn trùng, trứng của chúng đã chết. Tuy nhiên, quá trình đóng gói, bao bì vệ sinh không sạch, cơ sở kho tàng, điều kiện bảo quản, vận chuyển... hàng hóa có thể bị lây nhiễm.

Mức độ bị nhiễm tùy nơi, tùy lúc và tùy thuộc vào cách quản lý hàng hóa của con người. Vì thế, đối với người trồng cây có thể loại bỏ bằng cách tiệt trùng sản phẩm sau thu hoạch (như xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng) để loại trừ côn trùng đã xâm nhiễm từ ngoài thiên nhiên vào hoặc lựa chọn những quả có dấu hiệu sâu để loại bỏ.

Sâu, dòi về cơ bản không gây ngộ độc người ăn ngoài việc gây mất thẩm mỹ, vệ sinh... Nên người dùng chỉ cần cắt bỏ phần hỏng và có thể sử dụng phần còn lại. Nếu có điều kiện nên bảo quản sản phẩm rau quả tươi, sữa, socola, bánh kẹo... trong tủ lạnh. Các cơ sở bảo quản nhiều sản phẩm cần kiểm tra, vệ sinh định kỳ kho tàng, giá kệ kê hàng; có thể sử dụng ong ký sinh hay bẫy Pheromon để diệt sâu hại.

Các con dòi, sâu của ruồi đục thân và bướm có màu đen, nâu hoặc trắng ngà. Chúng bò lúc nhúc nên nhiều người nhầm lẫn với đỉa. Chu trình phát triển của côn trùng theo nguồn thức ăn, chính là mùa thu hoạch hoa quả nên người dân thấy sâu, dòi nhiều hơn.

Theo GS.TS Bùi Công Hiển (Kiến thức)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe tâm thần
Cchaats lượng cuộc sống
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây