Lá mơ, bài thuốc trị kiết lỵ và có khả năng giảm men gan
htclub
2014-05-27T01:00:32-04:00
2014-05-27T01:00:32-04:00
https://benhvientamthanquangninh.vn/suckhoe/la-mo-bai-thuoc-tri-kiet-ly-va-co-kha-nang-giam-men-gan-3926.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh
https://benhvientamthanquangninh.vn/uploads/logo.png
Thứ ba - 27/05/2014 01:00
Nhân dân thường gọi cây lá mơ là: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái); mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô là cây “thối địt” do loại cây này có mùi khó ngửi, hay còn gọi là rau “dấm chó”. Lá cây mơ vị đắng tính mát thanh nhiệt sát trùng;Bộ phận dùng: toàn cây thu hái vào mùa hè, rễ vào mùa thu hay mùa đông, thường dùng lá tươi.
Thành phần hóa học: Paederia foetida lá chứa protein 44,6% (tính theo trọng lượng khô) gồm các acid amin như argenin 4,9; histidin 2,1; lysin 3,8; tyrosin 5,1; tryptophan 1,9; phenylalanin 6,8; cystin 1,4; methionin 2,1; threonin 4,3 và valin 7,0g/100g.
Lá chứa nhiều caroten (3,6 mg/100g) và vitamin C (đến 100mg/100g).
Lá còn chứa loại tinh dầu nặng mùi của disulfua carbon, mùi thối là do methylmercaptan.
Mơ lông có vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn.
Công dụng: Lá mơ lông làm thuốc trị bệnh lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amibe, hay với các bệnh về đường ruột nói chung, trong đó có rối loạn chức năng gan.
Thời gian gần đây ở Quy Nhơn nhiều bệnh nhân viêm gan mãn tính hoặc viêm gan phơi nhiễm virut viêm gan B; viêm gan C. Có những bệnh nhân nồng độ men gan từ
200 – 320 đơn vị, đã uống 20 – 25g lá mơ tươi, mỗi lần. Lá mơ rửa sạch, xay nhỏ, gạn lấy nước khoảng độ 250 – 300 ml, ngày uống 2 lần sáng và tối thời gian uống từ 5 – 7 ngày liên tục. Các bệnh nhân này, sau khi uống lá mơ, xét nghiệm lại men gan đều trở lại bình thường, trên dưới 50 đơn vị.
Bài thuốc có mơ lông: Chữa kiết lỵ lâu ngày (của Hải Thượng Lãn Ông) rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề sao qua sắc uống. Chữa hội chứng lỵ lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100g sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: Lá mơ lông hoặc mơ tam thể 80g, cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá đại khanh 30g, hạt cau 16g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.
Chữa lỵ:
- Lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20g, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10g sắc uống hoặc làm viên uống ngày 1 thang.
- Mơ lông 30g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10g, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5g sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8g ngày uống 3 lần.
Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ tam thể 6g; đọt cà ăn quả 15g; rau sam, cây cứt lợn, mỗi vị 6g; xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Chữa ho gà: Lá mơ tam thể 150g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g, cam thảo dây 150g; trần bì 100g; gừng 50g, đường kính 1.500g. Cho vào 6 lít nước sắc còn một lít, cho đường kính và trộn lẫn rồi đun sôi còn một lít. Liều dùng: mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Trẻ 6 tháng – 1 năm tuổi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, trẻ 1 – 2 tuổi, 4 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 3 – 4 tuổi: 6 lần x 2 thìa ca phê; trẻ 5 – 7 tuổi: 7 lần x 2 thìa cà phê.
Về cơ chế tác dụng lá mơ lông điều trị hạ men gan chúng tôi chưa có cơ sở phân tích nhưng với tác dụng dược lý của loại lá này như trên đã nói ức chế sự phát triển của Shigella flexneri và Entamoeba histolytica. Khi đã có những rối loạn về đường ruột, các bệnh lý về gan, dùng lá mơ có tác dụng, nên đã được nhân dân tin dùng