Ảnh minh họa Ngưỡng gây cơn sốt trong sốt rét Những cơn sốt rét xuất hiện khi số lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu đạt tới một số lượng nhất định. Ngoài số lượng ký sinh trùng sốt rét, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến ngưỡng gây nên cơn sốt rét. Theo thuyết độc tố của ký sinh trùng sốt rét Dựa trên những kết quả thực nghiệm, nhà khoa học Fletcher và Maegraith (1972, 1974) đưa ra kết luận ký sinh trùng sốt rét có yếu tố độc tố tế bào hòa tan. Yếu tố này ức chế hô hấp tế bào và quá trình phosphorin hóa ty lạp thể.
Theo phản ứng của trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể Phản ứng sốt là phản ứng của trung tâm điều hòa nhiệt độ dưới đồi (hypothalamus) tới các kích thích khác nhau như những merozoite giải phóng ra khi vỡ hồng cầu, những độc tố toxin đặc hiệu của ký sinh trùng sốt rét, sắc tố của ký sinh trùng sốt rét và những sản phẩm chuyển hóa của ký sinh trùng sốt rét... Theo phản ứng quá mẫn của cơ thể Cơn sốt rét là phản ứng quá mẫn của cơ thể đã có cảm ứng trước với kích thích kháng nguyên lặp lại. Ảnh minh họa Theo vai trò của bạch cầu đa nhân và đại thực bào Trước đây, người ta cho rằng những độc tố của vi khuẩn và các chất gây sốt khác khi xâm nhập vào cơ thể đã gây nên cơn sốt bằng cách trực tiếp tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ dưới đồi (hypothalamus). Vào năm 1958, nhà khoa học Bennet và Besson đã xác định những chất gây sốt chỉ kích thích bạch cầu đa nhân tiết ra chất gây sốt nội sinh (endogen pyrogen, viết tắt là EP). Chất gây sốt nộia sinh EP là những protein có trọng lượng phân tử từ 10.000 - 20.000, đây là chất trung gian làm phát triển phản ứng sốt. Nhà nghiên cứu Bodel.R (1974) đã chứng minh rằng đại thực bào của gan, lách, hạch, phổi và bạch cầu đơn nhân của máu cũng có khả năng tổng hợp chất gây sốt nội sinh. Những tế bào này tiết ra chất gây sốt nội sinh nhiều gấp từ 10 - 15 lần so với lượng tương đương của bạch cầu đa nhân. Nhà khoa học Sorokin A.V. (1965) lần đầu tiên đưa ra quan điểm cơn sốt trong bệnh sốt rét cũng liên quan đến sự hình thành của chất gây sốt nội sinh. Những sản phẩm độc tố của ký sinh trùng sốt rét kích thích bạch cầu đa nhân tiết chất gây sốt nội sinh. Các đại thực bào, bạch cầu đa nhân khi thực bào các merozoite; các hạt sắc tố của ký sinh trùng sốt rét, các mảnh hồng cầu vỡ cũng tiết ra chất gây sốt nội sinh. Cơn sốt có chu kỳ trong bệnh sốt rét là kết quả của sự liên quan chặt chẽ giữa chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét tạo ra các merozoite và quá trình thực bào của bạch cầu đa nhân, đại thực bào. >>> (Theo SK&ĐS) |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn