Theo người nhà bệnh nhân kể lại, do sơ suất khi trông con, người mẹ không để ý, cháu bé nhai dây quạt đang còn trong ổ cắm nên bị điện giật nặng. Đến nay, sau 20 ngày cấp cứu và điều trị, cháu dù cháu không phải thở máy nữa nhưng chưa thể tự ăn, tình trạng thần kinh còn di chứng nặng, chưa thể hồi phục.
Chụp cộng hưởng từ sọ não đã có dấu hiệu teo não do tình trạng thiếu ô xy trong thời gian bị điện giật.
Hiện cháu H vẫn được các bác sĩ theo dõi. (Ảnh: BV)
Theo các bác sĩ, điện giật rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa, chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở.
Đây là bài học các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần chú ý khi chăm sóc trẻ để tránh những tai nạn tương tự đáng tiếc xảy ra.
Để phòng ngừa điện giật mỗi gia đình cần phải: Thiết kế các ổ điện ngoài tầm với của trẻ. Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát. Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Dạy cho trẻ lớn không được chọc vào các ổ điện, leo trèo cột điện, thả diều nơi có đường điện chạy qua. Đặc biệt người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn