Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh

https://benhvientamthanquangninh.vn


Viêm Khớp

Viêm Khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm. Viêm Khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp.

1. Viêm Khớp là gì?

Viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm. Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp.

Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp.

Viem Khop

2. Các loại Viêm Khớp?

Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau (trên 100 dạng). Các dạng viêm khớp có thể có liên quan đến hiện tượng "mòn và rách" sụn khớp (VD viêm xương khớp) hoặc hiện tượng đáp ứng miễn dịch quá mức (VD viêm khớp dạng thấp)

3. Nguyên nhân của Viêm Khớp?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp.  Mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch.  Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng.  Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động.  Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. . Bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống.  Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hoá.  Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của khoa học hiện nay, phần lớn trường hợp viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch. 

Theo y học cổ truyền, Can chủ gân, Thận chủ xương và Tỳ chủ vận hóa khí huyết.  Do đó, khi Can, Thận hư tổn và Tỳ Vị suy yếu thì phong, hàn, thấp xâm nhiễm khiến chân tay đau nhức, co duỗi khó khăn. Ngoài ra,  cơ chế “tự miển dịch” có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố “phong” của y học cỗ truyền.

Nguyên nhân của viêm khớp tùy thuộc vào loại viêm khớp. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Chấn thương (dẫn đến viêm xương khớp)
  • Bất thường về chuyển hóa (Bệnh gout, giả gout)
  • Di truyền, nhiễm trùng, hoặc không rõ nguyên nhân (bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ thệ thống)

4. Các triệu chứng của Viêm Khớp?

Các triệu chứng của viêm khớp thường là sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.

Nhiều dạng của viêm khớp thuộc bệnh lý thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác không có liên quan trực tiếp đến khớp. Do đó ở một số dạng viêm khớp có thể có sốt, sụt cân, mệt, và thậm chí xuất hiện các triệu chứng ở phổi, tim hay thận.

5. Chẩn đoán viêm khớp như thế nào?

Trước khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được:

  • Thăm khỏi về tiền sử của các triệu chứng
  • Thăm khám khớp để đánh giá các tình trạng viêm cũng như sự biến dạng của khớp
  • Hỏi và thăm khám các cơ quan khác trong cơ thể để tìm kiếm dấu hiệu viêm và các triệu chứng mà bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này.
  • Tiến hành các xét nghiệm nước tiểu, máu, dịch khớp, x quang khớp

Chẩn đoán viêm khớp sẽ được thực hiện dựa vào việc tổng hợp thông tin từ các bước trên.

Việc chẩn đoán chính xác và sớm có thể giúp tránh được những trường hợp tổn thương khớp không hồi phục hay tàn phế. Các chương trình hướng dẫn tập thể dục đúng cách, nghĩ ngơi, uống thuốc, tập vật lý trị liệu và phẩu thuật có thể mang lại lợi ích lâu dài cho những bệnh nhân viêm khớp.

6. Điều trị viêm khớp như thế nào?

Việc điều trị viêm khớp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên viêm khớp, độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuổi tác và nghề nghiệp cũng là những khía cạnh cần được xem xét để bác sĩ có thể đưa ra những kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu có thể, việc điều trị sẽ tập trung vào việc loại bỏ những nguyên nhân gây viêm khớp. Tuy nhiên nếu các nguyên nhân này không thể được chữa khỏi (VD như trường hợp viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp) thì việc điều trị sẽ hướng đến mục tiêu làm giảm đi các triệu chứng của viêm khớp, ngăn chặn những tổn thương khớp không hồi phục hay tàn phế và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

Có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xương khớp và các dạng viêm khớp mạn tính khác mà không cần dùng thuốc. Thực tế, việc thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc là phương pháp điều trị được ưa chuộng đối với bệnh viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác. Khi cần thiết thì có thể sử dụng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống.

Tập thể dục: Đối với viêm khớp thì tập thể dục là cần thiết để duy trì khớp khỏe mạnh, giảm đau, giảm hiện tượng cứng khớp, cải thiện sức mạnh của cơ và xương. Mỗi cá nhân cần được thiết kế chương trình tập riêng bởi bác sĩ vật lý trị liệu, bao gồm: các bài tập vận động về độ mềm dẻo, tăng trương lực cơ, các bài tập về sức bền. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng những liệu pháp nóng, lạnh khi cần thiết và có thể cố định bạn bằng những thanh nẹp hay các thiết bị chỉnh hình khác để giúp nâng đỡ và điều chỉnh khớp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với viêm khớp dạng thấp. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng các liệu pháp bằng nước, mát-xa bằng nước đá, hoặc kích thích các dây thần kinh qua da.

Nghĩ ngơi: cũng quan trọng như tập thể dục. Nên ngủ 8 - 10 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa.

Có thể áp dụng các biện pháp khác:

Uống glucosamine và chondroitin: Đây là những chất giúp tạo sụn khớp, một lớp chất đệm của mặt khớp. Một số công trình nghiên cứu cho thấy những chất này có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, một số nghiên cứu khác thì không. Tuy nhiên, những chất này thì an toàn và có thể sử dụng thử. Nhiều bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng của họ được cải thiện.

Ăn chế độ ăn nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là những chất chống ôxy hóa như vitamin E. Các chất này có trong rau và trái cây.

Điều trị bằng thuốc:

Các thuốc không cần toa của bác sĩ, bao gồm:

Acetaminophen (Tylenol): Thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng mà không gây nhiều tác dụng phụ như các thuốc kê toa. Không được uống vượt quá liều khuyến cáo của acetaminophen hoặc uống thuốc khi uống nhiều rượu vì có thể làm tổn thương gan.

Aspirin, ibuprofen, hay naproxen: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) này thường có hiệu quả trong việc điều trị đau do viêm khớp. Tuy nhiên chúng cũng có thể có những nguy cơ, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Không nên tự ý sử dụng các thuốc này nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các tác dụng phụ có thể bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, và tổn thương thận. Nếu bạn có tiền sử bệnh gan, bệnh thận, xuất huyết tiêu hóa thì không nên sử dụng các thuốc này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc kê toa bao gồm:

Nhóm thuốc ức chế men cyclooxygenase-2 (Ức chế COX-2): Nhóm thuốc này ức chế men thúc đẩy quá trình viêm có tên là cyclooxygenase-2 (COX-2). Nhóm thuốc này được cho rằng có hiệu quả như nhóm thuốc kháng viêm không steroid nhưng ít tác dụng phụ trên dạ dày hơn, nhưng có nhiều báo cáo ghi nhận các tác dụng phụ của nhóm này về nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Corticosteroid (Steroid): Các thuốc nhóm này có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và các triệu chứng viêm. Thông thường, chúng được sử dụng trong các trường hợp nặng của viêm khớp dạng thấp qua đường uống hoặc tiêm chích. Các thuốc kháng viêm steroid này được sử dụng để điều trị các dạng viêm khớp tự miễn nhưng tránh sử dụng trong các trường hợp viêm khớp nhiễm trùng. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, bao gồm kích thích dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, cao huyết áp, loãng xương, đục thủy tinh thể ở mắt, nhiễm trùng nặng lên. Các nguy cơ càng tăng lên nếu sử dụng lâu dài và liều cao. Việc điều trị với những thuốc này cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Các thuốc chống bệnh thấp: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp tự miễn khác. Các thuốc nhóm này bao gồm penicillamine, sulfasalazine và hydroxychloroquine. Gần đây, methotrexate đã được nhận thấy là có khả năng làm chậm tiến triển của viêm khớp dạng thấp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Methotrexate có độc tính cao, do đó cần phải xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra.

Các chế phẩm sinh học: Đây là những tiến bộ mới nhất trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp, bao gồm etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade) và adalimumab (Humira) qua đường chích có thể cải thiện ngoạn mục chất lượng cuộc sống. Các chế phẩm sinh học mới bao gồm Orencia (abatacept) và Rituxan (rituximab).

Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc này giống như azathioprine hoặc cyclophosphamide được sử dụng trong những trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng mà các thuốc khác thất bại.

Thuốc chườm bên ngoài

Trong những lúc thời tiết ẩm ướt, đau nhức gia tăng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm nóng bên ngoài để sức nóng và sức thuốc thấm qua da tăng cường tác dụng làm tan ứ huyết và giảm đau.

  • Dùng gừng tươi, lá ngủ trảo, lá ngải cứu tươi hoặc lá lốt rửa sạch, giả nát, có thể thêm vào một chút rượu.  Xào nóng, bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
  • Dùng muối hột rang nóng bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
  • Ngâm nước gừng nóng: Quậy đều 1 muổng bột gừng vào trong một chậu nước nóng hoặc bồn tắm nóng. Độ nóng vừa đủ.  Ngâm vùng thân thể có khớp bị đau nhức từ 10 đến 15 phút mỗi lần.
  • Không chườm nóng trong những trường hợp có sưng, nóng, đỏ, đau.

Điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh thấp khớp.  Yếu tố nào giúp ích cho Tỳ Vị vượng thịnh hoặc tăng cường khả năng giải độc của Can Thận sẽ có tác động hỗ trợ điều trị.  Yếu tố nào làm suy yếu Vị khí sẽ có tác động tiêu cực đối với bệnh  Để được hấp thu và tiêu hóa, thức ăn, thức uống phải thông qua dạ dày nên có tác dụng trực tiếp đến khí hóa của Tỳ Vị.  Những vật thực cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống tiết độ có thể phát huy Vị khí.  Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ.  Ngoài ra, việc ăn nhiều protein động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bả không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá chung quanh khớp có thể  làm nặng thêm tình trạng của bệnh.  Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh viêm khớp dạng thấp thường liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch hơn là sự hư hoại tự nhiên của các khớp qua thời gian hoặc tuổi đời.  Tiến sĩ Andrew Nicholson, một nhà nghiên cứu về y tế dự phòng của Mỷ cho biết ở hơn 2/3 số người bị thấp khớp hệ kháng nhiễm của cơ thể đã nhận dạng nhầm những yếu tố tự nhiên hoặc vô hại (thường là một số protein trong các loại động vật hoặc những chế phẩm từ sữa) như những tác nhân lạ và tấn công chúng.  Quá trình nầy đã tạo ra sự kích thích và viêm nhiễm.  Ở bệnh viêm khớp, sự viêm nhiễm đã thúc đẩy sự giải phóng các chất bị hư hoại.  Điều nầy càng làm tăng thêm mức độ tổn thương cho các mô ở vùng khớp làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng thêm.  Đây là một cơ chế tự miễn dịch đã được “lập trình” sẳn từ gen di truyền  mà cho dến nay khoa học vẫn chưa có cách để khắc phục.  Thông thường, vì không thay đổi được cơ chế tự miễn dịch, chu kỳ viêm và dùng thuốc chống viêm cứ tiếp tục phải tái diễn.  Đây chính là một bi kịch cho người bệnh vì  dùng thuốc ức chế miển dịch lâu dài sẽ làm giảm khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và vì những phản ứng phụ nguy hại mà các loại thuốc kháng viêm có thể gây ra như xuất huyết tiêu hoá, loãng xương, phù . . Do đó, một biện pháp quan trọng trong chữa bệnh thấp khớp là chận đứng và kiểm soát được các yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền.  Điều này phải bắt đầu từ việc nhận dạng và điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân gây bệnh.  Đó là lý do tại sao nhiều trường hợp bệnh viêm khớp đã thất bại với các liệu pháp chính thống, người bệnh đã phải chịu đựng những cơn đau dai dẵng suốt hàng chục năm trời nhưng lại chuyển biến khá tốt chẳng mấy chốc sau một thời gian ngắn thay đổi chế độ ăn uống.  Cũng vì điều nầy, khi điều trị viêm khớp, các thầy thuốc Đông y thường khuyên bệnh nhân phải kiêng cử một số vật thực được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển . . .Nếu bệnh đã diển tiến nhiều năm, các khớp đã bị biến dạng, liệu pháp tự nhiên không thể phục hồi nguyên vẹn các khớp nhưng có thể giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và không phải lệ thuộc vào những loại thuốc độc hại. Ngày nay những chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, những yếu tố hửu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp.  Tiến sĩ Alan J. Silman  thuộc trường Đại Học Manchester (Anh) qua phân tách dử liệu ăn uống của  hơn 25.000 người đã cho biết những người ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng  có chứa nhiều  chất chống oxy hoá như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và Vit C có thể phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm khớp. Ăn ngũ cốc thô và rau quả tươi thay thế cho phần lớn những loại thực phẩm công nghiệp hoặc chế độ ăn có nhiều đạm động vật là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loại bệnh nầy.  Mặt khác, lớp vỏ ngoài của các loại ngủ cốc có nhiều sinh tố nhóm B.  Về thuộc tính Âm, Dương, lớp vỏ ngoài thuộc dương, tính ấm.  Cả hai yếu tố này đều có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và việc tăng cường khí hóa của Tỳ Vị.

 

Vận động thân thể.  Về mặt sinh hoạt, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết.  Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không có sự vận động.  Tiến sĩ Arthur Brownstein, Giám đốc Bệnh viện Princeville, Hawaii cũng cho rằng “90% các chứng đau nhức là hậu quả của việc thiếu vận động.” Mới đây, những nhà khoa học của trường đại học Queensland (Úc) cũng vừa công bố một kết luận cho thấy việc vận động thân thể có thể giúp tránh khỏi bệnh viêm khớp.  Kết luận nầy được đưa  ra sau nhiều năm theo dõi sự liên hệ giữa tình trạng viêm khớp và sự vận động thân thể của những phụ nử tuổi từ 72 đến 79 tuổi.  Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần đã giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp,  những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần đã ngừa được nguy cơ viêm khớp.  Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp  trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp.  Một vài động tác  căng giãn thích hợp của Yoga hoặc vài chục phút đi bộ mỗi ngày  sẽ làm linh hoạt các cơ và khớp, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bả ra khỏi cơ thể. 

Hít thở sâu.  Hít vào sâu đến bụng dưới giúp tạo phản xạ thở bụng để tăng cường nội khí.  Thở ra tối đa, ép sát bụng dưới khi thở ra có tác dụng xoa bóp nội tạng, gia tăng nhu động ruột, tăng cường khí hóa ở Tỳ Vị.  Điều này sẽ thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp tán hàn, trừ thấp, giải tỏa những điểm ứ trệ gây đau nhức.  Việc thở ra chậm và đều còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm để điều hòa nội tiết, nội tạng và phục hồi tính tự điều chỉnh của cơ thể trong việc cải thiện sức khỏe.  Thực hành: Nằm hoặc ngồi thoải mái.  Hít vào đến bụng dưới.  Hít vào vừa với sức của cơ thể, không cần cố căng bụng ra.  Thở ra từ từ, chậm và nhẹ.  Cố ép sát bụng vào tối đa ở cuối thì thở ra.  Thở chậm và đều từng hơi thở một, từ hơi thở này đến hơi thở khác.  Có thể tập mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút.  Cũng có thể thở mỗi lần vài hơi bất kỳ ở đâu hoặc bất kỳ lúc nào.

 

Phất thủ liệu pháp.  Phất thủ liệu pháp còn gọi là Dịch cân kinh với ý nghĩa là thay đổi gân cốt nên có thể được vận dụng để điều trị thấp khớp.  Phất thủ liệu pháp là một phương pháp khí công đơn giản, có tác dụng làm cho Dương giáng, Âm thăng, tăng cường nội khí và cải thiện lưu thông khí huyết.  Tác dụng trực tiếp nhất của Phất thủ liệu pháp là gia tăng nhu động ruột, tăng cường khả năng giải độc, cải thiện khí hóa của Tỳ Vị và kích hoạt chân hỏa ở Trường cường để gia tăng Dương khí  tán hàn, trừ thấp. Trong cơ thể con người, các khớp có hình dạng (khớp) và công năng (tiếp hợp) giống nhau nên có tương quan và tác động lẫn nhau về mặt khí hoá.  Do đó một khớp bị thoái hoá có khuynh hướng dẫn đến thoái hoá dần các khớp khác.  Ngược lại, khi thực hành PTLP, việc chuyển động linh hoạt và liên tục 2 khớp vai và 2 khớp cổ tay lâu dài có tác dụng hoạt hoá toàn bộ các khớp  qua đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến bệnh viêm khớp.  Ngoài ra, giống như nhiều phương pháp khí công khác, Phất thủ liệu pháp còn có tác dụng tăng cường chức năng của các cơ quan và điều hoà khí hoá giữa các phủ tạng qua đó có thể điều chỉnh tình trạng “tự miễn dịch” trong các chứng viêm khớp mãn tính. Thực hành: Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai.  Các ngón chân bám chặt mặt đất.  Bụng dưới hơi thót lại.  Ngực hơi thu vào.  Vai xuôi tự nhiên.  Hai mắt khép nhẹ.  Đầu lưỡi chạm nướu răng trên.  Tâm ý hướng vào Đan điền.  Hai cánh tay, bàn tay và ngón tay duỗi thẳng tự nhiên.  Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu tay.  Đưa hai cánh tay về phía trước động thời hít vào.  Dùng lực vẩy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm tay đồng thời với thở ra và nhíu hậu môn lại.  Khi hết tầm tay ra phía sau thì hai cánh tay theo đà của luật quán tính sẽ trở về phía trước, đồng thời với hít vào.  Một lần hít vào và một lần thở ra là một cái lắc tay.  Làm liên tục nhiều cái.  Để chữa bệnh cần thực hành mỗi lần từ 800-1000 cái.  Mỗi ngày 2 lần.  Động tác lắc tay cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt.  Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ cần dùng sức bình thường ứng với nhịp thở điều hòa để có thể làm được nhiều lần.  Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy.  Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dồi dào để có thể thực hành hàng ngàn cái mỗi lần.

 

Thư giãn tâm & thân. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý và vận động thân thể thì tinh thần lạc quan, thoải mái là một yếu tố quan trọng cần thiết để phục hồi sức khoẻ trong bất cứ chứng bệnh mãn tính nào.  Đối với bệnh thấp khớp, yếu tố nầy còn có một ý nghĩa đặc biệt.  Tỳ chủ lưu thông khí huyết nhưng  tính của Tỳ là “hoãn” , nhịp sống nhanh và tâm lý căng thẳng dễ làm thương tổn Tỳ khí.  Do sự tương tác giữa thần kinh và cơ, căng thẳng tâm lý thường xuyên còn tạo ra tình trạng cường cơ, gây co cứng vùng  khớp.  Điều này không những làm tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn  làm xấu thêm tình trạng sưng và đau ở vùng khớp bị bệnh.  Trái lại một nếp sống lạc quan, yêu đời, giữa được tâm bình, khí hòa có tác dụng tư dưỡng cho Tỳ.  Do đó, những biện pháp để thư giãn thân và tâm như tập dưỡng sinh ngồi thiền, tập khí công, sinh hoạt nhóm . .  sẽ hữu ích cho việc phòng và điều trị bệnh viêm khớp.

Phẫu thuật và những cách tiếp cận điều trị khác?

Trong một số trường hợp, việc tiến hành phẩu thuật để tái tạo hoặc thay thế khớp mới (VD thay thế toàn bộ khớp gối) có thể giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường hơn. Quyết định phẩu thuật thay thế khớp chỉ được thực hiện khi các biện pháp điều trị khác như thay đổi lối sống và dùng thuốc không còn hiệu quả nữa.

Khớp bình thường có chứa chất bôi trơn bên trong được gọi là hoạt dịch (dịch khớp). Trong viêm khớp thì hoạt dịch không được sản xuất đầy đủ. Bác sĩ có thể tiêm vào trong khớp một loại dịch khớp nhân tạo trong một số trường hợp. Loại dịch tổng hợp này giúp trì hoãn nhu cầu phẩu thuật ít nhất là tạm thời và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp.

Tiên lượng của viêm khớp?

Hầu hết viêm khớp là bệnh lý diễn tiến mạn tính, do đó mục tiêu điều trị là kiểm soát triệu chứng đau khớp và giảm thiểu tổn thương khớp.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đến bác sĩ để được thăm khám khi:

  • Đau khớp kéo dài trên 3 ngày
  • Đau khớp rất nặng không rõ lý do
  • Sưng khớp
  • Khớp bị giới hạn cử động
  • Da vùng xung quanh khớp bị đỏ và nóng khi sờ
  • Sốt hoặc sụt cân                              
  • Phương Lê (Tổng hợp)

Detect language » Hungarian


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây