Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh

https://benhvientamthanquangninh.vn


Suy hô hấp vì thời tiết

Nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội đang bị suy hô hấp đến mức phải thở máy do hậu quả của những ngày trời nồm, độ ẩm cao.
Nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội đang bị suy hô hấp đến mức phải thở máy do hậu quả của những ngày trời nồm, độ ẩm cao.

Nườm nượp đi khám

Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết số bệnh nhân đến khám và nhập viện trong những ngày trời nồm vừa qua tăng 5% 10%. Trong đó, trẻ bị bệnh về đường hô hấp chiếm 20%, tiêu hóa 10%.

Tại bệnh viện trên, số trẻ bị ho, sốt, khó thở đến khám đông nghẹt. Thời tiết khó chịu, độ ẩm cao trong khi khu vực hành lang chờ khám đông kín người khiến không khí trở nên ngột ngạt, bức bối. Nhiều trẻ quấy khóc nghèn nghẹt trên tay bố mẹ.

Cầm kết quả chẩn đoán của bác sĩ, chị Phạm Thị Nhân, Cầu Giấy, Hà Nội rơm rớm nước mắt. Chị kể, cách đây haim, cu Bi, 10 tháng tuổi, có biểu hiện bú kém hơn, thỉnh thoảng có cơn ho. Chị nghĩ các biểu hiện đó là do thay đổi thời tiết, không phải con bị bệnh. Tuy nhiên, sáng ngủ dậy, cu Bi lên cơn thở rít, nặng nhọc kèm theo ho khan kéo dài, chị mới vội vã bế con đikhám. Kết quả cho thấy, bé bị viêm phế quản thể hen khá nặng, phải điều trị kháng sinh và thở khí dung.

Suy hô hấp vì thời tiết, Tin tức trong ngày, Suy ho hap, tre em, om, nom, do am, Vien Nhi, bac si, benh nhi, viem phe quan, hen, suc khoe, bao.

BV Nhi TƯ đông nghẹt trẻ đi khám. Ảnh: Như Ý.

Tại phòng khám chuyên về hen, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, khoa Khám bệnh theo yêu cầu, cho biết số lượng bệnh nhân hen, viêm phế quản mấy ngày gần đây gia tăng đột biến. Nguyên nhân là trời nồm ẩm khiến các dị nguyên nấm mốc, virus trong môi trường sinh sôi, nảy nở là tác nhân gây bệnh cho trẻ.

Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng ghi nhận số lượng trẻ nhập viện tăng mạnh với các bệnh viêm tiểu phế quản, cúm mùa, hen … Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, cho hay nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có biến chứng suy hô hấp, phải thở máy.

Không nên đưa trẻ ra ngoài trời

Các bác sĩ cho biết hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng trẻ chỉ bị bệnh khi có dấu hiệu sốt. Đây là một quan điểm sai lầm, nó chỉ đúng với trẻ lớn. Bởi với trẻ nhỏ, biểu hiện bệnh rất thầm kín, dễ bị bỏ qua, ngay cả khi bị bệnh nặng nhưng không hề sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.Do đó, với nhóm trẻ từ 3 tuổi trở xuống, cha mẹ nên chú ý đến 3 dấu hiệu sức khỏe quan trọng là: bú, ngủ và cách thở của bé. Theo đó, chỉ cần thấy bé bú ít hơn bình thường, khóc khi bú hoặc nôn trớ; giấc ngủ không ngon, hay giật mình, thậm chí, trẻ ngủ nhiều hơn ngày thường hoặc thấy bé thở nhanh, đầu gật gù, khi thở nhìn rõ thấy hai cánh mũi phập phồng cần đưa trẻ đi khám ngay. Đặc biệt với trẻ đang có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tim bẩm sinh, ung thư, các bệnh về thận, gan…, cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ trong những ngày trời nồm, vì với những trẻ này rất dễ mắc các bệnh hô hấp.

Quá tải bệnh nhi

Bác sĩ Lê Quang Đoán - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, cho hay khoảng 10 ngày nay, khoa luôn quá tải, phải nằm ghép 2 - 3 cháu/giường. Mỗi ngày, trung bình có 40 - 50 trẻ nhập viện. Nguyên nhân là thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao… làm trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, gây sốt hàng loạt.


Thanh Hội

Do trời nồm, người lớn thường có cảm giác nóng bức ngay từ buổi sáng nên nghĩ rằng trời ấm có thể cho trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, thực tế ngoài trời vẫn se lạnh, có nhiều mây mù, ẩm ướt rất khó chịu. Buổi trưa khi nắng lên trẻ cũng dễ bị mệt. Do đó, trong những ngày này, tốt nhất là không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều, vì ngoài đường không khí ẩm ướt, bụi bặm càng khiến trẻ dễ bị tái phát cơn hen, mắc các bệnh về đường hô hấp. Không để trẻ nhỏ đi chân đất trên nền nhà ẩm ướt, mặc quần áo ẩm…

Phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ xem có bị vã mồ hôi lưng hay lạnh không để điều chỉnh mặc quần áo cho thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi thấy trẻ lên cơn hen thông thường… vì thuốc kháng sinh càng khiến trẻ bị bệnh nặng hơn.

Dùng máy hút ẩm là tốt nhất

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Lợi, Viện Nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa (Hà Nội), trong những ngày trời nồm, có thể dùng điều hòa, máy hút ẩm, máy sưởi để làm bớt ẩm. Tuy nhiên, nếu dùng máy điều hòa ở chế độ hút ẩm thì nhiệt độ phòng lại giảm, gây se lạnh. Lúc đó, phải tăng nhiệt độ lên để không bị nhiễm lạnh, rất tốn điện. Còn dùng máy sưởi có thể làm độ nóng lên, đỡ gây ẩm ướt nhưng không khí trong nhà lại không thông thoáng.

Trong khi đó, dùng máy hút ẩm thì nhiệt độ trong nhà không đổi so với nhiệt độ ngoài trời, nền nhiệt vì thế không chênh lệch nhiều. Vì vậy, dùng máy hút ẩm là tốt nhất. Ông Lợi cũng khuyên, không nên mở toang cửa cả ngày trong điều kiện trời nồm vì càng mở cửa, gió càng lùa vào mang theo hơi nước khiến nhà thêm ẩm ướt. Theo đó, chỉ nên mở cửa vài tiếng (không mở vào lúc sáng sớm và buổi tối để tránh bị nhiễm lạnh) cho không khí mới vào rồi đóng cửa lại và dùng máy hút ẩm.

Theo Xuân Trường (Đất Việt)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây