Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh

https://benhvientamthanquangninh.vn


Những khách đặc biệt ở 'ngân hàng con giống'

Có người cẩn thận, sợ một ngày nào đó chẳng may mình sẽ “ra đi” vĩnh viễn, nhưng lại muốn vợ không đi bước nữa mà có con với mình nên đã lưu lại “nguồn” tại khoa hỗ trợ sơ sinh và các “ngân hàng” tinh trùng.

>>>

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam Học và hiếm muộn đã cho biết về thực trạng hiến tinh trùng ở nước ta hiện nay.

Nơi “để dành” con giống

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi, Khoa Hỗ trợ sơ sinh, Bênh viện Nhi TƯ cho biết, tình trạng "gửi" tinh trùng ở bệnh viện hiện nay có rất nhiều. Mỗi người đến gửi đều có hoàn cảnh và lý do khác nhau. Có người khi đi công tác xa tận nước ngoài nhiều năm để vợ ở nhà, nhưng lại muốn trong thời gian mình đi công tác ở nhà vợ sinh con, nên đã đến khoa sơ sinh gửi “con giống” để vợ ở nhà bơm vào tử cung rồi mang thai.

Nhung khach dac biet o \'ngan hang con giong\'
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi

Có người cẩn thận hơn, sợ một ngày nào đó chẳng may mình sẽ “ra đi” vĩnh viễn, nhưng lại muốn vợ không đi bước nữa mà có con với mình nên đã lưu lại “nguồn” tại khoa hỗ trợ sơ sinh và các “ngân hàng” tinh trùng.

Mới đây, Bệnh viên Phụ sản TƯ có một người đàn ông tuổi trung niên sau khi lên quai bị, sợ bị teo tinh hoàn không thể sinh con nên đã vội vàng đến bệnh viện để gửi mẫu tinh trùng, đề phòng sau này nếu chẳng may không có con thì sẽ sử dụng nguồn tinh trùng đã gửi để "bơm" cho vợ có thai.

Theo tìm hiểu của PV, tại Bênh viện Nam học và Bệnh Viện phụ sản TƯ, có khá nhiều người sau khi phát hiện mình mắc bệnh ung thư đã đến gửi “con giống” tại bệnh viện.

Theo tiến sĩ Vệ, đối với những trường hợp người đàn ông mắc bệnh ung thư, nếu chưa di căn vào hệ thống tinh trùng thì không lo ngại yếu tố di truyền. Bởi, trước khi xạ trị họ lấy tinh trùng ra thì “con giống” không bị ảnh hưởng.

"Thậm chí, ngay với những trường hợp người hiến tình trùng bị viêm gan B, qua quá trình lọc rửa tinh trùng thì 3 người hiến chỉ cùng lắm có một người bị nên không đáng ngại” ông Vệ cho biết.

Mức chi phí cho những người gửi “con giống” ở “ngân hàng” tình trùng theo ông Vệ là không quá đắt. Mỗi năm, một người gửi chỉ phải chi khoảng 3-4 triệu đồng/người.

"Kẻ ăn không hết người lần không ra"

Theo ông Vệ, việc hiến tinh trùng xét ở một góc độ xã hội nào đó rất có lợi, vì cuối cùng một người hiếm muộn sẽ có con. Tuy nhiên, việc hiến tinh trùng để dẫn tới một kết quả tốt đẹp thì cần phải trải qua nhiều công đoạn.

Trước hết, nguồn tinh trùng hiến cần phải xem xét yếu tố di truyền. Người hiến phải đi khám kiểm tra tinh dịch, và sau 3 tháng có kết quả nếu không có bệnh lây nhiễm, di truyền… thì sẽ được kiểm tra lại một lần nữa để tránh giai đoạn cửa sổ HIV, sau đó mới hiến được.

Nhung khach dac biet o ngan hang con giong
  Những lọ bảo quản tinh trùng tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.  

“Người hiến được chỉ định hiến 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 mẫu để làm cho người phụ nữ có thai và nếu hiến một hai mẫu cho kết quả thì thôi và mẫu tinh trùng còn lại sẽ vứt đi vì luật quy định như thế”, ông Vệ cho biết.

Ông Vệ còn khẳng định, nguồn tinh trùng ở bệnh viện nơi ông công tác luôn thiếu, và người tự nguyện đến hiến tinh trùng hầu như không có, mà chỉ có chuyện người nhà cho nhau, "ông anh" không có thì "ông em" cho để duy trì giống nòi.

Giải thích về lý do khiến cho ngân hàng tinh trùng thiếu “vốn”, ông Vệ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý của người hiến hiện còn lo ngại nảy sinh vấn đề phức tạp sau này.

Ông Vệ dẫn chứng: “Trong khi mỗi ngày có hàng vạn thanh niên Hà Nội có thể “đổ đi” hàng trăm, hàng nghìn lít tinh trùng nhưng bảo hiến thì họ lại nhất thiết không, vì tất cả có tâm lý sợ sau này nảy sinh vấn đề phức tạp. Điều này khiến cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn khó khăn trong việc tìm “nguồn”.

Tại Bệnh viện Phụ sản TƯ, khi được hỏi về nguồn tinh trùng được hiến trong thời gian qua, ông Hợi cũng khẳng định, việc có người tự nguyện đến hiến là rất hiếm. Chính vì vậy, để đảm bảo “nguồn” tinh trùng, bệnh viện quy định cứ một người được hiến thì phải có một người thân, hoặc bạn bè đến hiến lại cho ngân hàng một mẫu tinh trùng khác đảm bảo chất lượng.

Ông Hợi cũng cho biết thêm: Ở Bệnh viện Phụ sản TƯ, có nhiều trường hợp muốn làm chui, người vợ hoặc người chồng đến xin làm nhưng bệnh viện không đồng ý. Vì phải có đơn và được giám đốc bệnh viện ký thì đứa con ra đời mới đúng với pháp luật.

Vũ Điệp – Quang Anh

(Còn nữa)

Việt Báo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây