Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có gì đặc biệt hơn muỗi thông thường?
- Thứ tư - 09/08/2017 00:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt vào lúc chập choạng sáng sớm hoặc chiều tối.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt vào lúc chập choạng sáng sớm hoặc chiều tối.Theo ThS, BS Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), muỗi truyền bệnh SXH gồm muỗi Aedes aegyti và Aedes albobictus. Dân gian thường gọi là muỗi vằn vì nó có những vạch trắng xen kẽ vạch đen ở trên thân.
Loài muỗi này sống chủ yếu trong nhà, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là chứa nước mưa và nước máy như chum, vại, bể nước, lu, khạp, bình hoa, bể cảnh, bát nước kê chân trạn, khay nước thải của tủ lạnh, điều hòa; ở những dụng cụ cho gia súc, gia cầm uống nước, ở những vật dụng phế thải như chai, lọ, lon, lốp xe, vỏ dừa, mảnh chum vại vỡ, trong những hốc nước tự nhiên, hốc cây bẹ lá, ở công trường xây dựng.
Muỗi này thường đốt vào lúc chập choạng sáng sớm hoặc chiều tối.
Những loại muỗi khác không truyền bệnh sốt xuất huyết nhưng lại truyền bệnh khác như sốt rét, viêm não nên chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp diệt muỗi và phòng muỗi đốt để phòng các bệnh lây truyền qua muỗi.
Bộ Y tế khuyến cáo: Để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và cộng đồng, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; đồng thời cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Thêm vào đó, người dân nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà...
Loài muỗi này sống chủ yếu trong nhà, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là chứa nước mưa và nước máy như chum, vại, bể nước, lu, khạp, bình hoa, bể cảnh, bát nước kê chân trạn, khay nước thải của tủ lạnh, điều hòa; ở những dụng cụ cho gia súc, gia cầm uống nước, ở những vật dụng phế thải như chai, lọ, lon, lốp xe, vỏ dừa, mảnh chum vại vỡ, trong những hốc nước tự nhiên, hốc cây bẹ lá, ở công trường xây dựng.
Muỗi này thường đốt vào lúc chập choạng sáng sớm hoặc chiều tối.
Những loại muỗi khác không truyền bệnh sốt xuất huyết nhưng lại truyền bệnh khác như sốt rét, viêm não nên chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp diệt muỗi và phòng muỗi đốt để phòng các bệnh lây truyền qua muỗi.
Bộ Y tế khuyến cáo: Để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và cộng đồng, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; đồng thời cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Thêm vào đó, người dân nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà...