Không ăn uống được cuối thai kỳ?
- Chủ nhật - 29/07/2012 21:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các ngày cuối thai kỳ, tôi ăn uống, ngủ rất ít. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên.
Các ngày cuối thai kỳ, tôi ăn uống, ngủ rất ít. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên.Những ngày cuối thai kỳ, trạng thái mỏi mệt, ăn kém, ngủ ít có thể xảy ra ở một số phụ nữ do quá lo nghĩ về chuyện sinh đẻ sắp diễn ra và do những biến đổi ở thai nghén.
Lúc này, chị em nên được thầy thuốc sản khoa kiểm tra lại về sức khỏe toàn thân và tình trạng thai nhi để loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra ở giai đoạn này, nếu không phát hiện có vấn đề gì nghiêm trọng thì có thể yên tâm. Tinh thần thoải mái vẫn là lời khuyên đúng cho phụ nữ sắp sinh.
Việc không có được trạng thái thể chất và tâm lý tốt ở giai đoạn cuối thai kỳ thường có nguyên nhân nên cần được thầy thuốc tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Có cần thiết phải đi khám ngày 1 lần ở tuần thứ 40?
Xin lưu ý với các thai phụ là hiện nay đang tồn tại hai “thái cực” ở một số bà mẹ - đó là hoặc quá bàng quan với sức khỏe bản thân và thai nhi rất “lười” đi khám, hoặc đi khám với tần suất quá nhiều, đồng thời lạm dụng quá nhiều kỹ thuật siêu âm trong mỗi lần đi khám.
Theo tiêu chuẩn thông thường, sản phụ cần thăm khám ít nhất 03 lần trong suốt quá trình thai nghén, tuy nhiên, hiện nay, số lần khám tối thiểu phần lớn được chỉ định tăng thêm, cụ thể là tại các thời điểm: 6 tuần (để biết thai đã làm ổ trong tử cung chưa), 12 tuần (để siêu âm độ dày da gáy nhằm loại trừ khả năng thai nhi có bị hội chứng chứng Down hay không); 22 tuần (các xét nghiệm nếu cần sẽ do bác sĩ chỉ định tùy tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi); 32 – 33 tuần (để làm các xét nghiệm công thức máu cần thiết trước sinh). Bắt đầu ở tuần thứ 38 trở đi, thai phụ đã cần chuẩn bị tâm lý cho ca sinh của mình, vì vậy việc tăng cường theo dõi, thăm khám là cần thiết.
Đặc biệt là khi thai đã sang tuần thứ 40. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ cần khám mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ. Như vậy, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình, đó là: Không cần thiết phải khám hàng ngày từ tuần thứ 40 nếu như không có gì bất thường.
Một số dấu hiệu sắp chuyển dạ?
Những ngày cuối thai kỳ, có thể có nhiều cơn co hơn nhưng không kéo dài, đó là dấu hiệu chuyển dạ giả. Các dấu hiệu sắp chuyển dạ thực sự thường bao gồm: các cơn co tử cung diễn ra nhiều hơn, mạnh hơn, có thể ra nước âm đạo.
Lúc này nếu được khám âm đạo, người nữ hộ sinh có thể phát hiện thêm những biến đổi ở cổ tử cung (ngắn, mỏng hơn, lỗ ngoài có thể hé mở…). Phụ nữ sinh con đầu lòng thường có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn.
Lúc này, chị em nên được thầy thuốc sản khoa kiểm tra lại về sức khỏe toàn thân và tình trạng thai nhi để loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra ở giai đoạn này, nếu không phát hiện có vấn đề gì nghiêm trọng thì có thể yên tâm. Tinh thần thoải mái vẫn là lời khuyên đúng cho phụ nữ sắp sinh.
Việc không có được trạng thái thể chất và tâm lý tốt ở giai đoạn cuối thai kỳ thường có nguyên nhân nên cần được thầy thuốc tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Có cần thiết phải đi khám ngày 1 lần ở tuần thứ 40?
Xin lưu ý với các thai phụ là hiện nay đang tồn tại hai “thái cực” ở một số bà mẹ - đó là hoặc quá bàng quan với sức khỏe bản thân và thai nhi rất “lười” đi khám, hoặc đi khám với tần suất quá nhiều, đồng thời lạm dụng quá nhiều kỹ thuật siêu âm trong mỗi lần đi khám.
Theo tiêu chuẩn thông thường, sản phụ cần thăm khám ít nhất 03 lần trong suốt quá trình thai nghén, tuy nhiên, hiện nay, số lần khám tối thiểu phần lớn được chỉ định tăng thêm, cụ thể là tại các thời điểm: 6 tuần (để biết thai đã làm ổ trong tử cung chưa), 12 tuần (để siêu âm độ dày da gáy nhằm loại trừ khả năng thai nhi có bị hội chứng chứng Down hay không); 22 tuần (các xét nghiệm nếu cần sẽ do bác sĩ chỉ định tùy tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi); 32 – 33 tuần (để làm các xét nghiệm công thức máu cần thiết trước sinh). Bắt đầu ở tuần thứ 38 trở đi, thai phụ đã cần chuẩn bị tâm lý cho ca sinh của mình, vì vậy việc tăng cường theo dõi, thăm khám là cần thiết.
Đặc biệt là khi thai đã sang tuần thứ 40. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ cần khám mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ. Như vậy, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình, đó là: Không cần thiết phải khám hàng ngày từ tuần thứ 40 nếu như không có gì bất thường.
Một số dấu hiệu sắp chuyển dạ?
Những ngày cuối thai kỳ, có thể có nhiều cơn co hơn nhưng không kéo dài, đó là dấu hiệu chuyển dạ giả. Các dấu hiệu sắp chuyển dạ thực sự thường bao gồm: các cơn co tử cung diễn ra nhiều hơn, mạnh hơn, có thể ra nước âm đạo.
Lúc này nếu được khám âm đạo, người nữ hộ sinh có thể phát hiện thêm những biến đổi ở cổ tử cung (ngắn, mỏng hơn, lỗ ngoài có thể hé mở…). Phụ nữ sinh con đầu lòng thường có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn.