Cảnh báo bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng
- Thứ tư - 04/03/2015 18:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuyết tại 38 tỉnh thành trong đó có 3 ca tử vong.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuyết tại 38 tỉnh thành trong đó có 3 ca tử vong.So với cùng thời kỳ năm ngoái, số người mắc sốt xuất huyết tăng 27%, số tử vong tăng 2 ca. Riêng trong tháng 2, cả nước ghi nhận 3.640 ca trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đồng Nai và Long An.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là diệt muỗi.
Cũng theo Bộ Y tế, thời tiết như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như: sởi, rubella, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy do virus rota, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)...
Thống kê trong tháng 2/2015, trên cả nước không ghi nhận ca mắc mới cúm A/H5N1 nhưng ghi nhận gần 3.800 trường hợp TCM, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Hậu Giang. Như vậy, tích lũy từ đầu năm 2015, cả nước ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc TCM với 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang. So với cùng kỳ năm 2014, số mắc TCM trên cả nước giảm 11,1 % nhưng số tử vong lại tăng 1 trường hợp. Đáng lưu ý, số ca mắc SXH hiện đang gia tăng trong khi cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần lưu ý đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thường xuyên diệt loăng quăng, bọ gậy; thau rửa dụng cụ chứa nước. Mặt khác, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa… Trong tháng 3 này, Cục Y tế dự phòng tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9 và không để các dịch bệnh trong nước như: TCM, SXH, sởi… bùng phát, đồng thời tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là diệt muỗi.
Cũng theo Bộ Y tế, thời tiết như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như: sởi, rubella, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy do virus rota, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)...
Thống kê trong tháng 2/2015, trên cả nước không ghi nhận ca mắc mới cúm A/H5N1 nhưng ghi nhận gần 3.800 trường hợp TCM, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Hậu Giang. Như vậy, tích lũy từ đầu năm 2015, cả nước ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc TCM với 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang. So với cùng kỳ năm 2014, số mắc TCM trên cả nước giảm 11,1 % nhưng số tử vong lại tăng 1 trường hợp. Đáng lưu ý, số ca mắc SXH hiện đang gia tăng trong khi cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần lưu ý đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thường xuyên diệt loăng quăng, bọ gậy; thau rửa dụng cụ chứa nước. Mặt khác, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa… Trong tháng 3 này, Cục Y tế dự phòng tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9 và không để các dịch bệnh trong nước như: TCM, SXH, sởi… bùng phát, đồng thời tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.