Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh

https://benhvientamthanquangninh.vn


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm – Người anh hùng thầm lặng

Những ai đã từng sống qua thời kỳ đất nước ta có chiến tranh và thực hiện cơ chế bao cấp sau năm 1975 đều có thể ít nhiều thấy hình bóng cùng tình cảnh của chính mình trong những câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm kể lại. Đó là chuyện thiếu đói, chuyện phân phối hàng hóa, chuyện tự tìm cách cải thiện cuộc sống... Những câu chuyện khám chữa bệnh ở Quảng Ninh của bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm có vẻ lỗi thời nếu so với sự phát triển của nền y học ngày nay, nhưng những chuyện mà có thể nhiều bạn trẻ khó tin nổi ấy là thuộc về lịch sử và đáng được lịch sử trân trọng. Trong khó khăn, gian khổ, người thầy thuốc đã bộc lộ bản lĩnh và năng lực vượt qua thách thức. Đối với ngành Y tế Quảng Ninh nói riêng, ngành Y tế cả nước nói chung, Anh hùng Lao động - Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo. Ông là một biểu tượng của tinh thần cống hiến, sáng tạo, hết lòng vì người bệnh.

Tấm gương sáng ngành Y tế Quảng Ninh

Đối với ngành Y tế Quảng Ninh nói riêng, ngành Y tế cả nước nói chung, Anh hùng Lao động - Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo. Ông là một biểu tượng của tinh thần cống hiến, sáng tạo, hết lòng vì người bệnh.

hầy thuốc nhân dân - Anh hùng lao động, bác sỹ Nguyễn Ngọc Hàm. Ảnh: Tư liệu
Anh hùng Lao động - Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm (bên phải)(Ảnh tư liệu)

Thầy thuốc của nhân dân

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, năm 1961, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm được phân công làm Bệnh viện trưởng Bệnh viện Hải Ninh. Năm 1963, khi Hải Ninh sáp nhập với khu Hồng Quảng thì bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Móng Cái, bác sĩ Hàm là Phó Giám đốc bệnh viện suốt 15 năm. Trong thời gian công tác, đối diện với vô vàn khó khăn, trang thiết bị sơ sài, cơ sở vật chất hầu như không có gì... nhưng bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm đều khắc phục và vượt qua tất cả. Đây cũng là nền tảng để ông phát triển những kỹ thuật thích ứng sau này.

Thời gian làm việc ở Bệnh viện Móng Cái, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm đã đi khắp 7 huyện miền Đông của tỉnh, đến những vùng sâu, vùng xa, kịp thời xử lý những ca cấp cứu hiểm nghèo. Hình ảnh ông trở nên vô cùng thân thuộc với đồng bào các dân tộc ở đây, là ân nhân của nhiều gia đình. Trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn như vậy, ông vẫn thể hiện một tấm lòng cao đẹp, giản dị.

Trở về nước sau một năm tu nghiệp chương trình bác sĩ nội trú tại Pháp, tháng 2/1981, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Bệnh viện do Chính phủ Thụy Điển viện trợ xây dựng, là bệnh viện đa khoa Trung ương khu vực loại đặc biệt, đồng bộ và hiện đại nhất Việt Nam vào thời gian đó. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm đã vận dụng những kiến thức học được từ Pháp, tiếp thu những tiến bộ của nền y tế Thụy Điển để xây dựng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí với những triết lý riêng, trở thành hình mẫu cho các bệnh viện trên cả nước học hỏi.

 khám sàng lọc bệnh tại cộng đồng năm 2019
Các y, bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khám sàng lọc bệnh tại cộng đồng  cho người dân phường Phương Nam, TP Uông Bí năm 2019.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm từng nói: “Bệnh viện phải không tường, luôn hướng về cộng đồng, không còn bức tường ngăn cách”. Từ tư duy đó, ông quan tâm xây dựng mạng lưới y tế cộng đồng mà nổi bật là 2 mô hình y tế cộng đồng tiêu biểu tại xã Đông Ngũ (Tiên Yên) và xã Phương Nam (Uông Bí), xây dựng mô hình bệnh viện tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới, hỗ trợ các trạm xá, trung tâm y tế huyện và đặc biệt đề cao công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bên cạnh đó, ông đã chủ trì và chỉ đạo thành công rất nhiều chương trình về mặt quản lý bệnh viện, như: Quản lý bệnh viện theo các ban, kết hợp các phòng truyền thống; chương trình áp dụng kỹ thuật thích ứng; thành lập Phòng Điều dưỡng và chăm sóc toàn diện theo đội. Năm 1983, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đầu tiên của cả nước có Khoa Điều dưỡng và trở thành mô hình chuẩn được nhân rộng ra cả nước. Bác sĩ Hàm cũng có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học đóng góp cho ngành Y, tiêu biểu là sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý; mổ sạch không dùng kháng sinh; nuôi trẻ sinh non bằng phương pháp ủ mẹ (Kangaroo); chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu với Tổ chức SAREC của Thụy Điển...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây