Ba nhiệm vụ trọng tâm - Năm giải pháp cơ bản của ngành y tế Quảng Ninh năm 2016
- Thứ sáu - 19/02/2016 22:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kế hoạch do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh giao.
2. Phát triển đồng bộ cả y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, quan tâm chăm sóc sức khoẻ đồng bào vùng khó khăn.
3. Tăng cường chất lượng và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và huy động các nguồn lực cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
BA NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ NĂM GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA NGÀNH Y TẾ NĂM 2016
Thực hiện chương trình công tác năm 2016, nhằm tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, tạo bước đột phá mới trong việc khẳng định vai trò, vị thế của Ngành; Sở Y tế lựa chọn 03 nhiệm vụ trọng tâm triển khai năm 2016 trong toàn Ngành như sau:
1. Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kế hoạch do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh giao.
2. Phát triển đồng bộ cả y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, quan tâm chăm sóc sức khoẻ đồng bào vùng khó khăn.
3. Tăng cường chất lượng và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và huy động các nguồn lực cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các đơn vị cần tập trung triển khai thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu như sau:
I. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐƠN VỊ
1- Mục đích, yêu cầu
1.1- Mục đích:
Xây dựng và phát triển thương hiệu đơn vị tạo niềm tin trong xã hội đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa bàn.
1.2- Yêu cầu:
- Các đơn vị phải quán triệt cho CBCC, VC và người lao động nhận thức đầy đủ về công tác xây dựng thương hiệu và trách nhiệm của từng cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị;
- Xác định rõ thương hiệu đơn vị gắn với giá trị và danh dự của người đứng đầu và của từng người lao động trong đơn vị; quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong giai đoạn mới.
2- Tiêu chí đánh giá: Thương hiệu của đơn vị trước hết phải được đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá từ mức độ hài lòng đến tin tưởng và mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của đơn vị.
3- Các giải pháp đồng bộ cần triển khai để xây dựng thương hiệu đơn vị
3.1. Chuẩn hoá tổ chức bộ máy trong đơn vị, trước tiên phải triển khai ngay: bộ phận Quản lý chất lượng, bộ phận chăm sóc khách hàng thực hiện thường xuyên hàng ngày tại tất cả các khoa phòng.
3.2. Ban hành và thực hiện các quy trình chuẩn, sớm tiếp cận quy trình chuẩn quốc gia, quốc tế. Xây dựng phác đồ điều trị, hướng dẫn điều trị phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị. Tích cực sáng tạo, triển khai ứng dụng tiếp nhận các kỹ thuật mới, không ngừng cải tiến liên tục chất lượng bệnh viện.
3.3. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh theo vị trí việc làm. Phân công lao động hợp lý phát huy tối đa năng lực, hiệu quả hoạt động của người lao động.
3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc vật tư, thuốc phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, người sử dụng phải thành thạo; thực hiện đúng quy định, quy trình kiểm chuẩn, bảo dưỡng bảo hành tốt.
3.5. CBVC lao động Ngành Y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về y đức và giao tiếp, ứng xử.
3.6. Cải cách thủ tục hành chính ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong khám chữa bệnh (thực hiện chỉ đạo của BYT và của Tỉnh), tăng cường công tác truyền thông.
Các chỉ tiêu trên phải được đánh giá thường xuyên, hàng tháng, quý: Phải thăm dò người bệnh, và dư luận nhân dân và đánh giá của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
II. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Đảm bảo số lượng, cơ cấu và bố trí cán bộ hợp lý theo vị trí việc làm và trình độ chuyên môn và năng lực làm việc.
2. Thực hiện phân phối tiền thu nhập tăng thêm, các chính sách đãi ngộ khác phải căn cứ vào năng xuất, chất lượng hiệu quả công việc.
3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Thực hiện các giải pháp thu hút, tuyển chọn, sử dụng đào tạo đãi ngộ nguồn nhân lực chất lựơng cao.
4. Tăng cường triển khai các hình thức hợp đồng gói dịch vụ đối với các đối tượng: Hộ lý, bảo vệ, trông giữ phương tiện, vệ sinh, dinh dưỡng; khuyến khích các hình thức hợp đồng gói dịch vụ với các đối tượng khác;
5. Việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng hợp đồng lao động được thực hiện như đối với viên chức.
III. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ
1. Đối với cơ sở hạ tầng
1.1- Đảm bảo cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí: Sáng, xanh, sạch, đẹp.
- Quy hoạch ngoại cảnh đường đi, khuân viên, thảm cỏ, vườn hoa, cây cảnh, đảm bảo sạch sẽ, thuận tiện, tạo môi trường gần gũi, thân thiện.
- Có đầy đủ hệ thống chiếu sáng đường đi, trong khuân viên bệnh viện
- Có hệ thống ghế ngồi nghỉ ở khu vực ngoại cảnh cho bệnh nhân.
- Có hệ thống thu gom rác thải ngoài ngoại cảnh.
- Có khu vực căng tin, giải khát bán hàng vật dụng sinh hoạt cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở vị trí thuạn lợi.
1.2- Dây truyền công năng liên hoàn, hợp lý.
- Sắp xếp dây truyền khám chữa bệnh liên hoàn thuận tiện cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh.
- Có hệ thống lễ tân, đón tiếp hướng dẫn bệnh nhân đến khám chữa bệnh.
- Thực hiện hướng dẫn khám chữa bệnh bằng hệ thống lấy số tự động và bảng thông tin hướng dẫn bệnh nhân.
1.3- Tạo được môi trường làm việc thân thiện.
- Cán bộ nhân viên y tế đảm bảo trang phục y tế gọn gàng sạch sẽ, trang phục động bộ theo phân loại bác sỹ, y tá, hộ lý, nhân viên phục vụ, có đeo biển hiệu tên và chức danh cá nhân.
- Thái độ của cán bộ, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vui vẻ, hòa nhã.
- Tận tình, chu đáo hướng dẫn bệnh nhân và người nhà khi có yêu cầu.
- Đổi mới hình thức phục vụ người bệnh đảm bảo thuận lợi, tận tình và chu đáo.
- Bệnh viện và từng khoa có hòm thư góp ý tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên trong khoa phòng, đơn vị.
1.4- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện thiết yếu cho người sử dụng dịch vụ, từng bước đáp ứng nhu cầu cao hơn.
- Khu vực phòng khám ngồi chờ khám bệnh đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về mùa hè có phương tiện giải trí cho người bệnh chờ khám và lấy kết quả.
- Khu vực bệnh phòng điều trị đảm bảo sạch đẹp, thân thiện có điều hòa, quạt mát đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
2. Đối với trang thiết bị:
2.1- Phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
- Trang thiết bị y tế được trang bị phải được sử dụng thường xuyên, tất cả cán bộ kỹ thuật trong khoa phòng, bộ phận phải sử dụng thành thạo thiết bị được đầu tư.
2.2- Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì thiết bị, kiểm chuẩn trang thiết bị… theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Trang thiết bị phải có quyết định bàn giao cho bộ phận sử dụng và giao trực tiếp cho cán bộ quản lý.
- Thực hiện quản lý xuất nhập cấp cho bộ phận sửu dụng, vào sổ sách quản lý và khấu hao tài sản theo quy định.
- Có sổ ghi lý lịch máy và sổ theo dõi bảo dưỡng sửa chữa ghi chép đầy đủ theo đúng quy định.
- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo đúng quy định.
- Thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định đo lường định kỳ theo đúng duy định của nhà nước.
3- Về hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin
3.1- Rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo công nghệ thông tin, phân công rõ nhiệm vụ các thành viên trong bản chỉ đạo tại đơn vị; lập kế hoạch và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong năm của đơn vị.
3.2- Đẩy mạnh ứng dụng, phát huy hiệu quả các trang thiết bị thông tin điện tử, hệ thống hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa trong đào tạo và khám chữa; Phát triển và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành, quản lý thông tin, cơ sỏ dữ liệu của ngành theo hướng hiệu quả, mở rộng kết nối.
3.3- Tổ chức tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức các lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin; 100% cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên y tế sử dụng và ứng dụng các phần mềm ứng dụng có liên quan tại đơn vị.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN, PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN Y TẾ CƠ SỞ
1. Kiện toàn và nâng cao năng lực của bộ phận chỉ đạo tuyến;
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện, trong đó:
- Xác định rõ nhu cầu cần hỗ trợ;
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra;
- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và hiệu quả công tác.
3. Hỗ trợ y tế vùng khó khăn:
- Chú trọng quan tâm hỗ trợ và cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm tạo sự bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ KCB có chất lượng;
- Duy trì và đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh lưu động đến vùng khó khăn…
V. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
1- Tích cực, chủ động huy động các nguồn lực xã hội để phát triển các loại hình dịch vụ tạo sự đột phá trong phát triển cơ quan đơn vị.
2- Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y tế nhằm tạo điều kiện cho người dân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
3- Tiếp tục triển khai các mô hình dịch vụ - xã hội hóa tại các bệnh viện/trung tâm y tế.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên đây là hướng dẫn của Sở Y tế về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm 2016.
1. Sở Y tế yêu cầu giám đốc các đơn vị:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm 2016, đồng thời với việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.
- Phải thành lập các tổ giúp việc giám đốc từ khâu khảo sát lập kế hoạch, triển khai thực hiện và theo dõi giám sát và đánh giá từng nhóm giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm.
- Định kỳ 6 tháng, 9 tháng và cuối năm: Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và báo cáo về Sở Y tế.
2. Giao các phòng chức năng của Sở Y tế giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện có chất lượng các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi Ba nhiệm vụ trọng tâm của nhành năm 2016.
3. Sở Y tế sẽ xây dựng các công cụ phù hợp để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm 2016 là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thi đua khen thưởng của cá nhân giám đốc và của đơn vị.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện./.