Đại
dịch SARS Covid-2 từ lúc xuất hiện tháng 1/2020 đã lan tràn trên hầu hết các
lãnh thổ toàn thế giới. Dịch bệnh corona virus gây ra quá tải toàn bộ hệ thống
y tế từ sàng lọc nhiễm, truy tung, phong tỏa và cách ly, cũng như điều trị các biến chứng nặng nề với tỷ lệ tử vong cao khoảng 5.6%
đến 6.4% (24). Không chỉ nhân viên y tế, không chỉ giới chức trách đảm nhiệm vai trò
chống dịch phải gặp nhiều khó khăn, người dân cũng gặp phải nhiều vấn đề về
sinh hoạt, kinh tế, kể cả sự sợ hãi liên quan đến dịch bệnh, mà nhất là những
bệnh nhân nhiễm corona virus. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần đối với cộng đồng
vì vậy cần đặt ra, không chỉ liên quan đến sự sợ hãi mà còn nhiều vấn đề sức
khỏe tâm thần khác. Tình trạng sức khỏe tâm thần này thể hiện trong nhiều
nghiên cứu trên thế giới (17, 23, 25). Trong
giai đoạn đầu của đại dịch Covid (2020), nhiều nghiên cứu với mẫu dân số khác
nhau ở Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ là 50.7% trầm cảm với thang PHQ-9 (Patients
Health Quetionaire -9), 44.7% lo âu với thang GAD-7 (Generalized Anxiety
Disorder-7), 36.1% mất ngủ với thang ISI (Insomnia Severity Index), và 73.4% có
triệu chứng liên quan đến stress (thang Events Scale-Revised) (12). Điều
này đòi hỏi cần có sự nhìn nhận cẩn thận hơn về vấn đề tâm thần – tâm lý trong
tình huống đại dịch Covid lan tràn ở Việt Nam.
Bộ Y tế hướng dẫn: Tất cả người mắc COVID-19 có bệnh nền, người đang mang thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.