Nhà khoa học không tin có mực giả

Thứ năm - 12/09/2013 19:46
"Chúng tôi có nhiều cách để kiểm nghiệm các mẫu hàng được cho là "" và đưa ra kết luận sớm cho người dân." - PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học và thực phẩm) nói về "mực giả".Về thông tin 1,5 tấn mực "giả" vừa được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt giữ ngày 27/8 vừa qua, PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho rằng: Hiện chưa có căn cứ khoa học nào để khẳng định số mực này là mực giả: "Nếu chỉ căn cứ theo mô tả bằng cảm quan rằng số mực đó có thể kéo giãn, dai, đốt cháy... thì cũng chưa thể khẳng định được đó là mực giả".

Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, Việt Nam không có đủ công nghệ để làm giả mặt hàng này đem bán. "Nếu làm giả thì chắc chi phí phải thấp hơn so với mực thật, và phải làm nhiều thì mới có lãi, điều này đòi hỏi công nghệ, nhà xưởng để thực hiện. Nếu có một cơ sở có quy mô như vậy, thì các cơ quan chức năng, quản lý thị trường hoàn toàn có thể truy tìm ra tận nguồn gốc của nó và đã có thông báo chính xác cho người dân." – PGS Duy Thịnh nói.

Tuy nhiên, qua các vụ việc về mực giả, gạo giả thời gian gần đây, PGS – TS Duy Thịnh cũng đặt câu hỏi tại sao các cơ quan chức năng làm chưa tới, không mang những mẫu hàng đó đi kiểm nghiệm để có một kết luận chính xác cho người dân khỏi hoang mang. Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu chỉ đơn thuần bắt được và mang số hàng đó đi tiêu hủy thì khó giải quyết được cái gốc của vấn đề.

"Chúng tôi có nhiều cách để kiểm nghiệm các mẫu hàng được cho là "mực giả" và đưa ra kết luận sớm cho người dân. Đứng trên góc độ nghiên cứu khoa học, không thể kết luận một cách phỏng đoán khi không có căn cứ trên các mẫu thử nghiệm." – PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.

PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, việc mực "giả", gạo "giả".. liên tục xuất hiện thời gian gần đây gây nhiều hoang mang trong dư luận. Khi người dân nghĩ rằng mực làm từ cao su, gạo từ nhựa... là vội vàng và chưa có đủ cơ sở kết luận.

Vị Phó Giáo sư - Tiến sĩ của Viện khoa học Công nghệ Sinh học và Thực phẩm khẳng định: "Nếu nói là "mực giả", thì nên nghi ngờ đó là một loại thịt của động vật khác, gần giống như mực được trộn lẫn, chứ không có chuyện là một chất nào đó như cao su, hay nhựa gì đó được".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe tâm thần
Chất lượng cuộc sống
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây