Đừng để con không thể phát triển được chiều cao
Đỗ Minh Tiến
2013-12-18T21:39:19-05:00
2013-12-18T21:39:19-05:00
https://benhvientamthanquangninh.vn/suckhoe/dung-de-con-khong-the-phat-trien-duoc-chieu-cao-3866.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bệnh viện BVSK Tâm Thần Quảng Ninh
https://benhvientamthanquangninh.vn/uploads/logo.png
Thứ tư - 18/12/2013 21:39
Tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ.. Xin liệt kê ra đây những lỗi “kinh điển” mà các bà mẹ Việt bất cẩn chúng ta mắc phảiNgày nay, các bà mẹ vẫn hay truyền nhau câu nói “nuôi con chiều dài chứ không ai nuôi con chiều ngang”. Có thể thấy được, vấn đề cải thiện chiều cao cho thế hệ sau đang rất được xã hội quan tâm. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng.
Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để "nhồi nhét" . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ "lợi bất cập hại”.
Chỉ ninh xương nấu cháo cho con
Lỗi “khổ lắm nói mãi” này thực ra vẫn rất nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Vì muốn con hấp thụ canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày.
Trên thực tế, trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Muốn trẻ hấp thụ canxi từ xương, có lẽ mẹ phải cho bé ăn…nguyên khúc.
Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng
Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.
Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.
Ăn váng sữa thay sữa
Trẻ biếng ăn sữa thì nhiều nhưng hiếm có bé nào lại biếng ăn…váng sữa. Với quan niệm “váng sữa là những gì tinh tuý nhất của sữa”, nhiều mẹ Việt thường cho con ăn vô tội vạ và lạm dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế, để làm ra chỉ 1 kg váng sữa người ta phải cần tới 100kg sữa. Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa. Tên gọi “váng sữa” chỉ là tên Việt hoá của các sản phẩm hiên có trên thị trường. Váng sữa nhiều chất béo và chỉ nên dành cho các bé suy dinh dưỡng, cần tăng cân chứ không có tác dụng thay thế sữa tươi. Cho con ăn váng sữa thay sữa là mẹ đã gián tiếp hạn chế chiều cao trẻ.
Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò